Nguyên Nhân Suy Giảm Thính Lực Là Gì?

Khiếm thính là gì?

Khiếm thính là tình trạng nghe kém hoặc không nghe được lời nói của đối phương khi giao tiếp ở tần số bình thường.

Nếu mức độ nghe bị mất trung bình từ 50dB trở lên thì gọi đó là khiếm thính còn mức độ nghe bị mất từ 80dB trở lên và chỉ nghe được tiếng động mạnh ở sát tai thì được gọi là điếc. Và có một nguy cơ cảnh báo đến mọi người đó là điếc là một nguyên nhân dẫn tới bệnh câm.

Như vậy khiếm thính là gì? Đây là tình trạng suy giảm thính lực hay mất hoàn toàn khả năng nghe. Khiếm thính bao gồm điếc và lãng tai. Những trẻ bị khiếm thính ngay từ khi sinh ra hay những năm đầu đời thường không có khả năng phục hồi được và sẽ không nói được.

Mức Độ Giảm Thính Lực

Thính lực đồ thể hiện chi tiết khả năng nghe của người được đo ở từng tần số khảo sát. Bất cứ ai cũng có thể được đo thính lực để biết sức nghe hiện tại của mình. Các mức độ nghe của mỗi người có các vùng từ bình thường, nhẹ, trung bình, trung bình nặng, nặng và sâu, tương ứng với các tần số sau:

untitled image
  • Dựa vào kết quả đo thính lực, ta có thể phân biệt được mức độ nặng hay nhẹ và cách khắc phục hiệu quả.

Các dạng giảm thính lực

* Có 3 dạng giảm thính lực:

  • Giảm thính lực dẫn truyền (do tổn thương tai ngoài hoặc tai giữa)

               Đa số các tổn thương ở tai ngoài và tai giữa có thể điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Nhưng nếu vẫn không có hiệu quả hoặc sức nghe không hồi phục được như bình thường thì có thể sử dụng máy trợ thính hỗ trợ nghe.

 

 
  • Giảm thính lực tiếp nhận (do tổn thương tai trong hoặc sau ốc tai)
               Hầu hết các trường hợp giảm thính lực tiếp nhận đều không thể can thiệp bằng điều trị mà phải cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị trợ thính như máy trợ thính hoặc mổ cấy điện cực ốc tai.
 
  • Giảm thính lực hỗn hợp (do tổn thương kết hợp cả tai ngoài hoặc tai giữa với tai trong hoặc sau ốc tai)

               Là sự xuất hiện đồng thời cả giảm thính lực hỗn hợp và giảm thính lực dẫn truyền, Các trường hợp bị giảm thính lực hỗn hợp thường không điều trị phục hồi hoàn toàn thính lực được, cho nên vẫn cần hỗ trợ của thiết bị trợ thính phù hợp giúp nghe tốt hơn.

Nguyên nhân giảm thính lực:

  • Ráy tai bít tắc, dị vật ống tai, chít hẹp ống tai, nhọt ống tai, nhiễm trùng ống tai, nấm ống tai…

  • Viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm, chấn thương hòm tai, ứ dịch hòm tai, các bệnh lý xương con như gián đoạn tiểu cốt, xốp xơ tai…

  • Lão hóa

  • Tiếng ồn cường độ lớn

  • Nhiễm độc thuốc

  • Hậu quả của một số bệnh toàn thân: Quai bị, u bướu, tiểu đường, viêm màng não…

  • Bẩm sinh, di truyền :Trong quá trình mang thai, người mẹ mắc virus Rubella, sởi, thủy đậu…Trong quá trình sinh nở: Đẻ non, ngạt, vàng da,…

  • Một số tổn thương sau ốc tai ít gặp như: u dây thần kinh số 8, bệnh mạch, bệnh hủy myelin, nhiễm khuẩn, thoái hóa hoặc chấn thương ảnh hưởng đến đường thính giác trung tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *